Diễn đàn học tập và giao lưu THE 02-02


Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn học tập và giao lưu THE 02-02
Diễn đàn học tập và giao lưu THE 02-02
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Nhạc Tuyển Chọn
Keywords

Liên Kết Web


Chuyện lò gạch mới của 9X

Go down

Chuyện lò gạch mới của 9X   Empty Chuyện lò gạch mới của 9X

Bài gửi  Admin Tue Sep 20, 2011 8:23 pm

Tôi là kết quả của một tình yêu chưa định hướng ở tuổi đôi mươi.
Cha tôi đã từng là giáo viên, một giáo viên trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề - lúc đó cha mới hai mươi hai thôi. Có lẽ cũng vì vậy mà cha không thể gắn bó với nghề giáo lâu dài. Với mức lương ít ỏi không đủ sống, cha đã bỏ nghề (mặc dù tình yêu cha dành cho nó không hề nhỏ) để rồi trở về làm phụ việc sổ sách cho cái lò gạch của người bà con.



Mọi thứ như đã được ông trời định sẵn, mẹ tôi là cô hàng nước đối diện với cái lò gạch ấy. Cha tôi yêu mẹ từ thưở đầu của những li cà phê mẹ bán, yêu cả mái tóc dài, và hơn hết cha đã yêu mẹ từ cái tính ngang bướng, ương ngạnh của một cô bé vừa tròn đôi mươi.

Nhưng ông trời đâu có cho không ai cái gì, cha mẹ tôi xin làm đám cưới thì bà nội tôi không đồng ý, vì mẹ tôi thất học, nhưng lí do lớn hơn là tôi đã ở trong bụng mẹ được ba tháng. Về phần bên ngoại, ông ngoại là người bảo thủ, gia trưởng và phong kiến nên đương nhiên ông cũng không chấp nhận. Và cha mẹ tôi đã trở thành vợ chồng dù cho mẹ chưa một lần làm cô dâu. Mẹ tôi bị biệt lập, không được về nhà. Chỉ có bà ngoại là hay tìm cách ra chăm sóc lúc mẹ tôi mang bầu.

Thế là ngày tôi ra đời cũng đến, trong cái đêm mưa bão đó, mái tranh xập xệ của cái quán bị gió cuốn đi, và rồi tôi cất tiếng khóc chào đời trên một manh chiếu bên trong cái lò gạch đó.

Ngày qua ngày tôi lớn lên với tiềm thức duy nhất là cha, mẹ và bà ngoại. Tôi còn quá nhỏ để biết được cha mẹ tôi đã vượt qua bao sự chỉ trích, mắng nhiếc của gia đình và của bàn dân thiên hạ. Người đời dường như không hề thông cảm cho đôi vợ chồng trẻ. Họ luôn soi mói và đem câu chuyện tôi ra đời làm trò tiêu khiển.

Năm ba tuổi, lần đầu tiên tôi gặp người mà cha bảo tôi phải gọi là bà nội. Sau đó một năm, gia đình bé nhỏ của tôi để chuyển về sống với nội. Nhưng kí ức về những viên gạch, những ruộng đất sét vẫn còn nguyên trong tôi từ đó cho đến tận bây giờ.

Tôi bắt đầu lớn, biết nhận thức, và tôi biết mọi người nói gì về tôi mặc dù cha mẹ đã cố gắng bảo vệ. Bà nội vẫn vậy, tôi biết tôi vẫn luôn như người ngoài. Nhiều lúc nội gây khó dễ cho mẹ, tự nhiên tôi thấy đau lòng…và hơi phẫn nộ. Mẹ có lỗi gì chứ, bà nội cũng là mẹ mà, tại sao nội không xem mẹ tôi như con gái.


Không phải tình yêu nào cũng được xây dựng nên bởi hoa hồng...
Từ đó tôi ghét nội, nhưng mẹ tôi thì khác, nhẫn nại và cố gắng là những gì tôi thấy được. Mẹ cứ bảo rồi bà nội sẽ hiểu mẹ. Cũng bắt đầu từ đó, con bé ngày nào trở nên ngang ngược, khó dạy, nóng tính và đặc biệt hơn là không có bất kì đứa bạn gái nào. Tôi rất ghét chơi với con gái, vì chúng nhiều chuyện, chúng đem chuyện cha mẹ tôi ra làm trò cười, và những lúc ấy tôi có thể túm cổ bất cứ đứa nào đụng tới cha mẹ tôi.
Cha mẹ chúng rồi đến chúng đều xem tôi như một vật thể lạ, và có đứa lại tuôn ra những câu làm tôi thấy tủi: “chắc sau này nó cũng như cha mẹ nó thôi, mẹ tao nói cha mẹ nó là những người không ra gì”, tiếp đó là vô vàn những lời soi mói sau lưng: “cha mẹ nó đến đám cưới cũng không có, con bé đó là hậu quả của những con người hư hỏng”. Tôi không bao giờ khóc khi nghe những câu đó, bởi lẽ, tôi không muốn mình quá yếu đuối. Nhưng khi về với mẹ, tôi như muốn nổ tung, tôi cũng chẳng hiểu tại sao, một nỗi uất ức làm tôi như nghẹt thở. Tôi khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Lúc ấy, tôi mới chính là tôi.

Những lúc như thế, cha luôn là người tôi tin tưởng nhất, một con bé ương ngạnh như tôi cũng có lúc ngồi nói chuyện riêng với cha, bởi vì sao, bởi vì tôi đã hiểu được nhiều hơn câu chuyện xoay quanh sự ra đời của mình. Những lời nói ấy đi sâu vào tâm hồn một đứa con nít nhưng có tư tưởng như bà già: “Cha có hai quyết định đúng, là gì con biết không? Thứ nhất, cha không hề sai khi chọn mẹ con. Thứ hai, cha đã đúng khi không bỏ con đi. Con là tất cả những gì cha mẹ có, cho nên con đừng để ý những gì thiên hạ nói, con sinh ra trên manh chiếu rách, điều đó không làm chúng ta thấy tủi nhục, mà hãy lấy nó làm động lực để vươn lên”.

Từ đó, tôi chẳng hề để ý tới những gì xầm xì xung quanh. Và dường như từ đó mọi việc như dễ dàng hơn. Tôi biết mình không thể sống cho thiên hạ, tôi sống vì cha mẹ và vì chính bản thân tôi. Cũng từ những câu nói ấy, tôi đã vươn lên bằng chính con người mình. Tôi cởi mở, hòa đồng hơn, tôi bắt đầu vui từ niềm tin mà cha mẹ đặt vào.

Cố gắng học để chứng minh cho mọi người thấy con bé sinh ra trên manh chiếu rách ngày nào không hề lùi bước dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, nó phải cố gắng để cha mẹ nó không phải hổ thẹn, đó là những gì tôi luôn tự nhủ với bản thân. Tôi lấy nó làm động lực, làm mục tiêu phấn đấu. Và tôi đã làm được, mọi người đã phải có một cái nhìn mới về gia đình bé nhỏ của tôi.

Năm tôi học lớp chín, nội bị bệnh nặng, có lẽ sự chăm sóc của mẹ đã làm nội thay đổi. Nội thương mẹ nhiều hơn, bao trùm lên đó cũng là sự hối hận, dằn vặt bản thân. Và mới năm vừa rồi đợt hóa trị cuối cùng đã làm nội ra đi mãi mãi.

Bây giờ, tôi không giận nội nữa, bởi vì tôi đã lớn, tôi hiểu thế nào là tình thương của người mẹ, nó đủ để làm ấm lại trái tim một con người. Phần ông ngoại,cũng mới đây ông đã tháo lệnh “cấm vận” với gia đình tôi. Cũng có thể tuổi già đã làm ông thấy rằng ông không thể xa con cháu. Tôi có thể về thăm bà ngoại mà không cần lén lút như trước nữa.

Như các bạn biết, truyện ngắn Cái Lò Gạch Cũ của Nam Cao (bây giờ có tên là Chí Phèo) đưa ra hình ảnh cái lò gạch cũ, nó thể hiện một cuộc sống không mấy sáng sủa. Nhưng tôi thì khác, khi nhìn lại cái lò gạch nơi tôi sinh ra, tôi mỉm cười để nhìn vào tương lai, tôi sẽ viết tiếp những trang giáo án còn dang dở của cha với “sự nghiệp gõ đầu trẻ”.

Tôi yêu nghề giáo vì tôi yêu cha mẹ.Nếu như ai hỏi bạn thần tượng ai nhất, tôi sẽ trả lời: ”My idols are parents”. Tôi tự hào về cha mẹ tôi, về tình yêu mãnh liệt của họ, họ sống hết mình vì tuổi trẻ. Bây giờ tôi cũng vậy, tôi sẽ sống mà không phải hối tiếc với đời, tôi đem lòng nhiệt huyết chia sẻ với bạn, để bạn cũng như tôi, “Sống là cho, không chỉ nhận riêng mình” mà,đúng không?

Bên cạnh đó chúng ta cũng nên lấy câu chuyện của cha mẹ tôi làm bài học kinh nghiệm, hãy là thanh niên có kĩ năng sống hoàn chỉnh? Và đây chính là cái kết cho một mối tình trẻ thập niên chín mươi: cha mẹ tôi sẽ làm đám cưới khi tôi chính thức là giáo viên. Vài năm nữa thôi, tôi sẽ chờ để đón ngày trọng đại ấy, một ngày mà cha mẹ tôi mong ước bấy lâu nay.

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 15/09/2011

https://hungdaika.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết